28 thg 11, 2014

Một số loại thuốc diệt mối tận gốc thường dùng

Thuốc diệt mối tận gốc Map boxer 30EC

Hoạt chất chính : Permethrin
Hàm lượng: 30%
Liều lượng: 1,6 – 1,8%
Công dụng: Diệt mối và phòng chống mối công trình xây dựng
Thuốc Map Boxer 30EC thuộc danh sách các loại thuốc diệt mối được phép lưu hành nằm trong danh mục thuốc BVTV 2013

Thuốc diệt mối tận gốc PMS 100

thuốc diệt mối tận gốc
PMS 100 là loại thuốc diệt và phòng chống mối dạng bột hiệu quả cao, nồng độ độc ít, ít tan trong nước nên không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường.
Thành phần: Natri flosilicat (Na2SiF6 80%) + Kẽm Clorua (ZnCL2 20%)
Sản xuất bởi: Công ty cổ phần Thái Nam Hưng




Thuốc diệt mối tận gốc Mythic 240SC

thuốc diệt mối tận gốc
Thuốc trừ mối độc đáo vì nó có tác dụng như một loại " bả sống", nó hấp dẫn và tiêu diệt mối ngay từ khi bắt đầu ăn bả.
Cơ chế hoạt động: gây độc khi ăn bả, gây chết chậm
Dạng : huyền phù ( SC) 240g a.i/lít
Thành phần: hoạt chất Chlofenapyr 240g/l
Qui cách: chai 100ml và chai 1 lít
Tác dụng:
+ Có tác dụng phòng trừ mối trong nhiều năm
+ Ít hoà tan trong nước, kết dính tốt vào đất
+ Bền vững trong môi trường có pH, chất hữu cơ và loại đất khác nhau
+ Không mùi
+ Không bay hơi
+Tiêu diệt mối chứ không có đặc tính xua đuổi mối đi nơi khác
+Độ nhớt thấp
+ Liều sử dụng thấp
+ Có tính lan truyền

Thuốc diệt mối tận gốc Termisuper 25EC

Thuốc diệt mối Termisuper 25EC thuộc danh sách các loại thuốc diệt mối được phép lưu hành nằm trong danh mục thuốc BVTV 2013.
Hoạt chất chính :  Fipronil
Đối tượng sử dụng: Diệt mối và phòng chống mối công trình xây dựng

Thuốc diệt mối tận gốc Lenfos 50EC

thuốc diệt mối tận gốc
Thuốc chống mối Lenfos 50EC là loại thuốc chống mối chuyên dụng, trừ mối hại công trình xây dựng như: nhà cửa, kho tàng, đền chùa, công trình thuỷ lợi, trường học, bệnh viện …
Lenfos 50EC phòng trừ mối hữu hiệu và kéo dài trong nhiều năm, đặc biệt khi xử lý nền móng bê tông, khi xây dựng nhà, xử lý mối hại đê điều, kho tàng, thư viện, đình chùa …
Lenfos 50EC có chất phụ gia đặc biệt nên hấp thu chặt vào vùng xử lý, hiệu lực kéo dài, không gây ô nhiễm nguồn nước và không ô nhiễm môi trường.
Thành phần: Chlorpyrifos Ethyl ……… 500g/lít
Sản xuất bởi: Hockley international Ltd – Vương quốc Anh.
Tỷ lệ pha 1.2% (Pha 12ml thuốc/lít nước)


Thuốc diệt mối tận gốc Termido 25EC

thuốc diệt mối tận gốc
Termido 25EC ( Tên mới là AGENDA 25EC) kiểm soát tập đoàn mối bằng cách gây nhiễm các con mối đi kiếm ăn với liều hoạt chất cực thấp, ở liều cực thấp này mối chết chậm, trước khi chết chúng có thể truyền hoạt chất qua những con mối khác trong tập đoàn. Làm lan truyền hoạt chất khắp hệ tập đoàn mối gây nên số mối chết đáng kể cho dù chính chúng không tiếp xúc trực tiếp với vùng đã xử lý thuốc
Qui cách chai: 1 lít  
Dạng : nước 
Công dụng: phòng trừ mối đất hiệu qủa , ít mùi hôi
Cách pha: 30ml Termidor ( Agenda)/ 1 lít nước , cứ 04 lít dung dịch đã pha phun cho 1m 2 mặt nền / vách công trình.

Thuốc diệt mối tận gốc Map Sedan 48EC

thuốc diệt mối tận gốc
Đóng chai: 1 lít
Thành phần: Chlorpyrifos : 400 g/lít
Đặc tính chung:
Map Sedan 48 EC là thuốc diệt côn trùng gốc lân hữu cơ, thuộc nhóm có tác dụng tiếp xúc.
Map Sedan 48 EC dùng để trừ mối gây hại trong các công trình xây dựng như: nhà cửa, văn phòng, thư viện, kho tàng, đền chùa...
Map Sedan 48 EC còn được sử dụng để trừ mối trên vườn cây.


Thuốc diệt mối tận gốc Termifos 500EC

thuốc diệt mối tận gốc
Hoạt chất: Chlorpyrifos Ethyl …………………… 500 g/lít
Công ty: Cty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam.
Nhận dạng: Dạng huyền phù vi nang, màu trắng, mùi hắc nhẹ.
Đóng chai: màu trắng, nắp trắng, dung tích 01 lít.
Công dụng: thuốc trừ mối chuyên dụng cho công trình xây dựng. Trừ mối đất rất hiệu quả.



Thuốc diệt mối tận gốc PMC 90

thuốc diệt mối tận gốc
Thành phần chính thuốc diệt mối PMC 90: Natri Florua Silicat, Axit Boric, Đồng sunfat, Phụ gia…
Tác dụng thuốc: Thuốc diệt mối PMC 90 là thuốc diệt mối sinh học với một lượng thuốc rất nhỏ (100g thuốc đã có thể lây truyền tiêu diệt cả tổ mối hàng triệu cá thể). Diệt tận gốc hệ thống tổ mối trong lòng công trình, nhất là đối với mối nhà- Coptotermes formosanus.
Khi phun thuốc diệt mối PMC 90, mối khi dính thuốc, chạy về tổ gây náo động cho toàn bộ tổ mối, kể cả mối bảo vệ cũng dính thuốc. Lượng mối dính thuốc sau khi chết sẽ làm mất cân bằng sống tại trung tâm tổ mối:  Các yếu tố : dưỡng khí, thức ăn, nước...dần mất đi; nhiệt độ bị thay đổi đột ngột. Tất cả các điều kiện sống của tổ mối bị thay đổi, gây nên cái chết hàng loạt , dẫn tới cả tổ mối bị tiêu diệt. Xử lý bằng thuốc diệt mối PMC 90 mối bị diệt tận gốc. Do đó, mối không có điều kiện phát sinh kháng thuốc.

20 thg 11, 2014

Dịch vụ diệt mối tận gốc tại Hà Nội

Công ty TNHH Phòng trừ Mối và Khử trùng tên viết tắt là Terpestco được kế thừa và phát triển trên nền tảng đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ, nghiệp vụ chuyên sâu; kinh nghiệm thực tế tích lũy thi công chống mối hàng nghìn công trình của Trung tâm phòng trừ mối và diệt trùng. Trung tâm phòng trừ mối và diệt trùng được thành lập năm 1997 theo sự cấp phép của Nhà nước; Từ khi được thành lập cho tới khi chuyển đổi thành Công ty, Trung tâm là một trong những đơn vị chống mối hàng đầu ở Hà nội, được sự tín nhiệm của nhiều đối tác nhất là các trường học, khối các cơ quan hành chính Nhà nước.

Với bề dày trên 15 năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, tiềm lực tài chính đã được khẳng định và tích luỹ qua thực tiễn thicông chống mối, khử trùng hàng nghìn công trình ở Hà nội và các Tỉnh lân cận trong đó có hơn 150 trường học trên địa bàn TP Hà nội và nhiều công trình lớn như  Đài THVN, Trụ sở Bộ công thương, Bộ VHTT & DL, Bộ NN&PTNT, Bộ công an, Nhà khách VP Quốc hội, Trụ sở TW mặt trận TQVN, Trụ sở UBND Quận Hai Bà Trưng, Trường CĐSP Hà tây, CĐSP Quảng ninh, Ngân hàng NN& PTNT Hoà Bình, Ngân hàng NN & PTNT Tuyên Quang, Trụ sở  Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc, Nhà thi đấu Gia Lâm, Nhà thi đấu Tây Hồ, Trụ sở Ban Cơ yếu Chính phủ, Trụ sở Vietcombank, Trụ sở BIDV bank, Vietin bank, Trụ sở Đài phát thanh và truyền hình Tỉnh Bắc Ninh, Trụ sở Tỉnh ủy Thái Nguyên, Cục Dự trữ Nhà Nước, Trụ sở Cục Hải quan Tỉnh Lạng  Sơn, Trụ sở Công an Tỉnh Hà Nam, Trụ sở TCHC - Bộ công an…

Chúng tôi sẽ mang tới cho quý khách hàng các dịch vụ hoàn hảo nhất về diệt mối, phòng mối, diệt côn trùng, khử trùng, diệt chuột.
Vui lòng liên hệ chúng tôi để được phục vụ tận tình nhất:
     Diệt mối tận gốc tại Bắc, Nam Từ Liêm: 0963 256 998
     Diệt mối tận gốc tại quận Cầu Giấy: 0987 655 707
     Diệt mối tận gốc tại quận Ba Đình: 0989 490 697
     Diệt mối tận gốc tại quận Đống Đa: 043-7673-930
     Diệt mối tận gốc tại quận Hai Bà Trưng: 043-7673-930
     Diệt mối tận gốc tại quận Hoàn Kiếm: 043-7673-930
     Diệt mối tận gốc tại quận Tây Hồ: 0986 860 119
     Diệt mối tận gốc tại Long Biên, Gia Lâm: 043-7673-930
       Các dịch vụ khác: 0913 092 912
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!

17 thg 11, 2014

Tìm hiểu về loài muỗi và các phương pháp phòng chống

Tổng quan về loài muỗi:

Muỗi là một nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng hợp thành họ Culicidae, bộ Hai cánh (Diptera).
Chúng có một đôi cánh vảy, một đôi cánh cứng, thân mỏng, các chân dài. Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống, muỗi cái hút thêm máu người và động vật. Kích thước thay đổi theo loài, nhưng ít khi lớn hơn vài mm. Đa số có trọng lượng khoảng 2 đến 2,5 mg. Chúng có thể bay với tốc độ 1,5 đến 2,5 km/h.

Muỗi đã tồn tại trên hành tinh của chúng ta khoảng 170 triệu năm. Họ Culicidae thuộc bộ Diptera và chứa khoảng 2700 loài trong 35 giống gồm Anopheles, Culex, Psorophora, Ochlerotatus, Aedes, Sabethes, Wyeomyia, Culiseta, Haemagoggus,...

Đặc điểm sinh thái

Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thái thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước.

Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng.

Muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu. Muỗi cái cần hút thêm máu để có nguồn protein để sản sinh ra trứng. Thức ăn bình thường của muỗi là nhựa cây và hoa quả, không chứa đủ protein cho muỗi cái. Muỗi đực không có vòi thích hợp để hút máu, và chỉ ăn nhựa cây và hoa quả. Cũng có một nhánh muỗi, tên là Toxorhynchites, không hút máu.
Muỗi cái xác định mục tiêu hút máu qua mùi vị và cảm nhận nhiệt. Chúng đặc biệt nhạy cảm với CO² trong hơi thở động vật và một số mùi trong mồ hôi. Một số người, ví dụ nam giới, béo và thuộc nhóm máu O, hấp dẫn muỗi nhiều hơn.[cần dẫn nguồn] Muỗi cảm nhận được tia hồng ngoại phát ra từ vật có thân nhiệt cao, nên dễ tìm được đến động vật và chim máu nóng.
Bọ gậy hay lăng quăng là một dạng ấu trùng của muỗi, hình thành ở giai đoạn thứ 2 trong vòng đời của muỗi. Muỗi có 4 giai đoạn trong vòng đời là trứng muỗi, bọ gậy(ấu trùng), cung quăng (nhộng) và muỗi trưởng thành. Muỗi cái trưởng thành đẻ trứng theo từng đợt.
Sau khi muỗi đẻ trứng, sau sau 2 - 3 ngày, trứng thường nở thành bọ gậy. Sau khi nở, bọ gậy không phát triển liên tục mà trải qua 4 giai đoạn khác nhau, gồm: Ở tuổi thứ nhất, bọ gậy có kích thước khoảng 1,5 mm và ở tuổi thứ tư nó có kích thước khoảng 8 - 10mm.
Bọ gậy không có chân nhưng có đầu phát triển, mình phủ nhiều lông, bơi được bằng các chuyển động của cơ thể. Bọ gậy ăn tảo, vi khuẩn và các vi sinh vật trong nước. Nơi khí hậu ấm áp, thời gian bọ gậy phát triển cần khoảng 4 - 7 ngày hoặc dài hơn nếu thiếu thức ăn. Sau đó, bọ gậy khi đã phát triển đến tuổi thứ tư chuyển hóa thành cung quăng có hình dấu phẩy.
Các biện pháp diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh không làm giảm ngay số lượng muỗi đốt, có khi phải mất vài ngày hoặc vài tuần mới giảm được số lượng muỗi đốt. Diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh bao gồm các biện pháp khác nhau như thau vét bọ gậy, làm thay đổi nơi sinh sản của muỗi, làm cho bọ gậy không sinh sôi, nảy nở được. Khống chế không cho muỗi trưởng thành đến được nơi sinh sản. Thả cá và các loài sinh vật ăn bọ gậy khác vào những nơi có bọ gậy muỗi. Đồng thời có thể dùng các loại hóa chất diệt bọ gậy. Các biện pháp can thiệp này nhắm tới mục đích là giảm nguồn truyền
Việc làm thoát nước ở các khu vực đầm lầy, nước tù đọng, đất đai khai khẩn và các biện pháp lâu dài khác được thực hiện từ đầu thế kỷ 20 ở nhiều nơi đã góp phần rất tích cực trong các biện pháp phòng chống và giảm thiểu những bệnh do muỗi truyền. Diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh cần phải được thực hiện chung quanh nơi sinh sống của con người trong phạm vi lớn hơn phạm vi dự định diệt muỗi. Đối với nhiều loài muỗi, phạm vi này khoảng 1,5–2 km. Các biện pháp không có hiệu quả lâu dài cần phải được duy trì suốt trong thời gian có muỗi truyền bệnh hoạt động mạnh.

Khóa phân loại

Có trên 3.500 loài muỗi đã được mô tả. Chúng được chia thành 2 phân họ với 43 chi. Dữ liệu này có thể thay đổi do việc bổ sung các loài mới hoặc do các nghiên cứu ADN.
Một con bọ gậy, ấu trùng của muỗi. Bọ gậy phải thường xuyên bơi lên mặt nước, lấy ôxy trong không khí thông qua một ống thở ở đuôi. Đa phần chúng ăn các vi sinh vật trong nước để sống.
Phân họ Anophelinae
Anopheles
Bironella
Chagasia
Phân họ Culicinae
Aedeomyia
Aedes
Armigeres
Ayurakitia
Borachinda
Coquillettidia
Culex
Culiseta
Deinocerites
Eretmapodites
Ficalbia
Galindomyia
Haemagogus
Heizmannia
Hodgesia
Isostomyia
Johnbelkinia
Kimia
Limatus
Lutzia
Malaya
Mansonia
Maorigoeldia
Mimomyia
Onirion
Opifex
Orthopodomyia
Psorophora
Runchomyia
Sabethes
Shannoniana
Topomyia
Toxorhynchites
Trichoprosopon
Tripteroides
Udaya
Uranotaenia
Verrallina

Muỗi và sức khỏe

Một số loài muỗi có khả năng là vật trung gian truyền bệnh giữa người với người, hay giữa động vật và người. Các bệnh do muỗi truyền có thể gây tử vong cao gồm sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng da...
Ở Việt Nam, vào mùa hè và mùa mưa hàng năm, sự phát triển của muỗi thường xuyên gây nên các dịch bệnh làm tử vong nhiều bệnh nhân. Mùa hè năm 2004, có vài chục nghìn người Việt Nam bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết, trong đó có vài chục ca tử vong, do muỗi truyền. Trên thế giới, có khoảng hơn nửa tỷ người mắc bệnh sốt rét hàng năm, tập trung ở Châu Phi, với thủ phạm truyền bệnh là muỗi.
Khống chế muỗi
Diệt muỗi
Trước đây, các hóa chất độc thường được sử dụng để diệt muỗi, như bằng bình xịt, hay đốt hương muỗi. Nhưng các biện pháp hiện đại sử dụng các sinh vật có khả năng tiêu diệt muỗi, hoặc các phương pháp sinh học và vật lý khác, tránh sử dụng chất hóa học độc hại cho cơ thể con người.
Dùng sinh vật
Sử dụng thiên địch để diệt muỗi:
Nuôi cá hoặc lươn nhỏ trong bể nước để tiêu diệt bọ gậy.
Nuôi chuồn chuồn ngoài đồng ruộng. Các ấu trùng chuồn chuồn trong nước ăn bọ gậy, còn chuồn chuồn trưởng thành bắt muỗi trong không trung.
Nuôi bò sát nhỏ như thạch sùng, thằn lằn để ăn muỗi trong nhà.
Bảo vệ dơi bắt muỗi trong không trung.
Dùng Mesocyclops để diệt lăng quăng
Dùng các côn trùng thủy sinh thuộc họ corixidae để diệt lăng quăng
Cải tạo môi trường
Mục đích là thu hẹp môi trường sinh trưởng của muỗi:
Nạo vét cống rãnh, vũng nước
Phát quang bụi rậm
Sử dụng bồn chứa nước sinh hoạt kín
Dọn dẹp nhà cửa
Không để các vật ủ lại một chỗ (dễ cho muỗi phát sinh)
Bẫy điện
Đèn bẫy muỗi được chế tạo với một đèn phát ánh sáng hấp dẫn muỗi và côn trùng tụ tập đến, bao quanh bởi lưới kim loại có hiệu điện thế thấp. Khi muỗi và côn trùng sa vào lưới, dòng điện nhỏ sẽ phóng qua và tiêu diệt chúng. Phương pháp này sử dụng được trong nhà và ngoài trời.
Vợt điện, thiết kế như vợt bắt muỗi cầm tay, chỉ gồm lưới kim loại có điện thế, chạy pin. Vợt này đòi hỏi kỹ thuật sử dụng của người bắt muỗi, có thể có ích trong nhà, nhưng không có tính hiệu quả cao.
Dùng hóa chất
Thuốc xịt, có thể được xịt ở những khu vực ngoài trời rộng lớn. Một số thuộc xịt còn được xịt tiêu diệt muỗi và các côn trùng khác trong nhà ở, khi mọi người đi vắng. Việc dùng thuốc xịt gây tranh cãi, vì nó không chỉ độc cho con người mà còn tiêu diệt các sinh vật ăn muỗi, làm mất cân bằng sinh thái.
Hương xua muỗi (còn gọi là nhang muỗi), có thể được đốt trong nhà khi mọi người đi vắng. Nó có thể tiêu diệt muỗi trong phạm vi nhà ở và không duy trì được tác dụng lâu dài. Hương xua muỗi có thể gây độc cho người, và tạo nguy cơ hỏa hoạn.
Dùng muỗi biến đổi gien
Có thể tạo ra chủng muỗi đực bị mất khả năng sinh sản khi chiếu phóng xạ rồi thả chúng vào tự nhiên. Các con muỗi đực vô sinh sẽ cạnh tranh giao phối với muỗi đực thường, giảm tỷ lệ sinh của muỗi.
Xua muỗi
Một cách khác để giảm thiểu khả năng bị muỗi ảnh hưởng đến sức khỏe là ngăn cản không cho chúng tiếp xúc với cơ thể.
Bật đèn sáng
Muỗi rất sợ đèn sáng vào buổi tối.
Gió nhẹ
Tạo luồng gió nhẹ bằng quạt có thể xua được muỗi.
Màn
Các biện pháp dùng màn và lưới không gây hại cho sức khỏe hay môi trường, chi phí không cao và phát huy tác dụng trong thời gian dài.
Màn ngủ là phương pháp hiệu quả để phòng chống muỗi đốt khi ngủ.
Lưới cửa, là các lưới kim loại (hay nhựa) có lỗ nhỏ, không cho muỗi hay các loại côn trùng vượt qua và xâm nhập vào nhà ở, nhưng vẫn đảm bảo thoáng khí và ánh sáng.
Thuốc xua muỗi
Thuốc bôi lên da để xua muỗi khỏi da, tiện dụng khi đi du lịch đến vùng đất nhiều muỗi. Chúng thường chứa các hóa chất sau: DEET, tinh dầu bạc hà mèo, nepetalactone, tinh dầu xả hay tinh dầu bạch đàn (còn gọi là dầu khuynh diệp).
Máy phát siêu âm xua muỗi

Các máy này được chế tạo nhỏ như đồng hồ, đeo ở tay, chạy pin, phát ra sóng siêu âm khiến muỗi không muốn lại gần, nhưng tai người không nghe thấy gì. Tiện dụng khi ta đi du lịch các vùng đất nhiều muỗi.

Xử lý vết phỏng da do bị kiến ba khoang đốt

Phòng khám da liễu Bệnh viện nhi Trung ương mỗi ngày tiếp nhận 10-20 bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang, tăng nhiều so với trước. Kiến ba khoang hay kiến khoang là loài côn trùng có thân mình thon dài, hai màu đỏ và đen tạo thành các khoang đen - vàng cam xen kẽ. Trong dân gian, chúng có rất nhiều tên gọi khác nhau như kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong đít.
xử lý khi bị kiến ba khoang đốt

Loài kiến này thường sống ở các ruộng lúa, vườn cây, cỏ mục, bãi rác thải, công trình đang xây dựng... Kiến ba khoang xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa và rất thích ánh sáng đèn ban đêm. Sau những cơn mưa, nước ngập không còn nơi cư trú, chúng bay vào trong nhà theo ánh đèn, đậu vào khăn mặt, quần áo, giường chiếu chăn màn. Kiến ba khoang thường tiết ra chất dịch có thể làm tổn thương da người nếu tiếp xúc với dịch này.

Biểu hiện lâm sàng:

- Viêm da thường xuất hiện ở vùng hở như mặt, cổ, ngực, vai, gáy, tay.

- Tổn thương cơ bản có dạng dát đỏ, thành vệt, thành đám, theo chiều tay quệt, nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục.

- Thương tổn tiếp tục xuất hiện dù không còn sự hiện diện của kiến ba khoang nếu trẻ ngứa gãi quệt ra vùng da lành, đặc biệt là các vùng nếp gấp.

- Bệnh nhi có cảm giác rát bỏng tại chỗ, thương tổn trên diện rộng trẻ có thể sốt nhẹ, nổi hạch lân cận.

Tiến triển của bệnh: 

- Sau khi tiếp xúc với kiến, người bệnh cảm giác râm ran.

- 6-8 giờ sau xuất hiện ban đỏ, dát đỏ.

- 12-24 giờ tiếp theo xuất hiện thương tổn điển hình.

- Sau 3 ngày thương tổn bắt đầu đỡ rát bỏng, bong vảy.

- Sau 5-7 ngày vảy bong hết nhưng để lại dát thâm lâu mất.

Phân biệt:

Viêm da tiếp xúc do côn trùng có thể bị nhầm với một số bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh Zona. Zona thường gặp ở những người từng bị thủy đậu, với các dấu hiệu báo trước như đau nhức dọc theo dây thần kinh ở nửa người, nơi vùng da chuẩn bị nổi thương tổn. Tổn thương cơ bản là các mụn nước lõm ở giữa, mọc thành chùm ở một bên cơ thể.

Xử trí:

Nếu phát hiện được kiến ba khoang ngay sau khi tiếp xúc, cần:

- Loại bỏ côn trùng, không dùng tay trần để bắt, giết, miết.

- Rửa vùng tiếp xúc bằng nước sạch và xà phòng, sau đó dùng thuốc sát trùng nhẹ.

Khi thương tổn đã phỏng rộp, tùy vào mức độ tổn thương mà bác sĩ chỉ định thuốc phù hợp. Trường hợp nhẹ chỉ cần sát trùng, bệnh tự giới hạn. Nếu tình trạng trung bình và nặng thì phải bôi thuốc dịu da, corticosteroid bôi, uống kháng histamin, uống kháng sinh khi có dấu hiệu bội nhiễm .

Phòng bệnh:

- Đề phòng côn trùng bay vào nhà bằng cách hạn chế mở cửa nhiều, nhất là nơi ở gần cây cối, cánh đồng...

- Tránh đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng, chú ý khi làm việc dưới ánh đèn vì kiến ba khoang rất hay xuất hiện ở nơi có đèn sáng.

- Giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng.

- Không dùng tay trần để bắt, giết, miết kiến ba khoang.

- Khi bắt đầu thấy rát ở một vùng da có thể rửa vùng đó bằng nước muối loãng, xà phòng...

16 thg 11, 2014

Tìm hiểu về loài mối

Mối, tên khoa học Isoptera, là một nhóm côn trùng, có họ hàng gần với gián. Mối là nhóm côn trùng có "tính xã hội" cao. Chúng lập thành vương quốc sớm nhất.

Đôi khi người ta gọi mối là "kiến trắng" nhưng thực tế chúng chẳng có họ hàng gì với kiến (thậm chí chúng còn tấn công nhau), chúng chỉ có mối quan hệ: đều là côn trùng. Mối được phân loại như là bộ Cánh đều (danh pháp khoa học: Isoptera), tuy nhiên, dựa trên chứng cứ ADN, người ta thấy có sự ủng hộ cho một giả thuyết gần 120 năm trước, nguyên thủy dựa trên hình thái học, rằng mối có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với các loài gián ăn gỗ (chi Cryptocercus). Gần đây, điều này đã dẫn tới việc một số tác giả đề xuất rằng mối nên được phân loại lại như là một họ duy nhất, gọi là Termitidae, trong phạm vi bộ Blattodea, một bộ chứa các loài gián. Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu ủng hộ biện pháp ít quyết liệt hơn và coi mối vẫn là nhóm có tên gọi khoa học Isoptera, nhưng chỉ là một nhóm dưới bộ trong gián thực thụ, nhằm bảo vệ phân loại nội bộ của các loài mối. ..

tìm hiểu về loài mối

Hoạt động

Mối là côn trùng hoạt động ẩn náu, theo đàn. Trên thế giới có hơn 2700 loài mối, thường thấy nhất là mối nhà, mối đất cánh đen.

Sinh sản

Vào đầu tháng 5, tháng 6 hằng năm, mối cánh dài từ trong tổ bay ra, bay không lâu thì rụng cánh và bò, mối đực tìm mối cái giao phối, gặp hoàn cảnh thích hợp thì chui vào tổ sinh nở. Mối đực là mối chúa, chuyên giao phối, mối cái là mối hậu, chuyên đẻ trứng; chúng là cơ sở sinh sôi đàn mối cho tổ mới. Sau khi làm tổ 10 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, một tháng sau ấu trùng ra đời, sau hai tháng, qua mấy lần lột xác lớn lên thành mối thợ và mối lính.

Tổ chức xã hội

Mối chúa (Mối hậu)

 Đầu nhỏ, bụng to (có thể dài từ 12–15 cm). Bộ phận sinh dục phát triển.
Mối hậu có thể sống 10 năm; lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4-5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8000-10000 trứng.

Mối thợ

Cơ thể nhỏ, các chi phát triển.
Mối thợ chiếm số đông, tới 70-80% trong đàn mối, gánh vác mọi công việc trong vương quốc như xây tổ, làm đường, chuyển trứng, hút nước, nuôi nấng mối non...
Mối thợ dùng đồ ăn và bùn, qua gia công kỹ lưỡng cho dính vào nhau để xây tổ. Có tổ chính và tổ phụ, là nơi chủ yếu để đàn mối sinh hoạt tập thể và sinh sống. Ở châu Phi, có loài mối xây tổ trên mặt đất thành gò mối cao đến 10 m và rất chắc chắn, tựa như pháo đài, thành lũy vậy.

Mối lính

Mối lính phân hóa từ mối thợ. Mối lính không nhiều, chủ yếu canh gác và tấn công. Cặp hàm trên mối lính rất phát triển (là vũ khí lợi hại của chúng), có con còn có tuyến hàm tiết ra dịch nhũ trắng, khi đánh nhau có thể phun chất dịch làm mê đối phương.
Giác quan hai bên miệng của mối lính rất đặc biệt, mất khả năng lấy mồi, khi cần thì mối thợ phải cho mối lính ăn.

Sinh trưởng

Mối thích ăn chất cellulose, của gỗ. Mối thợ có giác quan hai bên miệng kiểu nhai đặc biệt, vòm họng rất chắc. Chất cellulose của gỗ khó tiêu hoá nhưng đường ruột mối có một loài siêu trùng roi tiết ra dung môi có thể phân giải cellulose thành đường cung cấp cho mối.
Mối - côn trùng có hại
Mối là côn trùng có hại đối với các công trình xây dựng, thậm chí nhiều vật dụng quan trọng của con người. Sức ăn của đàn mối có thể phá hoại nhà cửa, đê diều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống..., thậm chí tiêu hủy nhiều tài liệu thư viện quý giá...
Do cuộc sống bầy đàn với số lượng thành viên cực lớn, để chống lại tác hại của mối, không thể chỉ nhắm vào từng cá nhân đơn lẻ. Bên cạnh việc xử lý để chống lại sự xâm nhập phá hoại của đàn mối, người ta còn tìm nhiều biện pháp để tiêu diệt cả hệ thống tổ mối, với mục đích quan trọng nhất là phải diệt được mối Chúa.
Loài mối "gỗ khô" có thể phát hiện tổ một cách đơn giản, thông qua đặc điểm sinh sống đục gỗ thành các khe dích dắc, vừa khai thác thức ăn vừa làm nơi cư trú. Do tổ mối loài này hình thành từ bằng những hạt phân đùn ra ngoài như hạt cát nên chúng còn gọi là mối "đống cát". Diệt loại này chỉ cần dùng thuốc đặc trị mối tiêm trực tiếp vào tổ.
Các loài mối khác trong công trình trong đó có loài mối nhà (copt-formosanus), tổ phần lớn nằm dưới nền nhà hoặc trong ruột panen, tổ phụ có thể xuất hiện ở góc tường, trên trần nhà v.v… Để tìm được tổ các loài trên, người ta thường dùng các dụng cụ phức tạp như máy dò đồng vị phóng xạ, siêu âm, hoặc đo điện trở v.v... Để tiêu diệt tổ mối dạng này, người ta thường dùng phương pháp hóa sinh, phun thuốc vào mối thợ nhằm lây nhiễm độc hoặc các vi sinh có hại cho mối để tiêu diệt tổ mối và muối Chúa.