Hiển thị các bài đăng có nhãn Tìm hiểu về loài mối. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tìm hiểu về loài mối. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 12, 2014

Một số phương pháp diệt mối tận gốc

Dù nhà bạn được làm bằng gạch xây liền khối hoặc ngay cả khi được xây dựng trên một tấm sàn bê tông thì điều đó vẫn không quan trọng. Bởi sự thật là mối có thể xâm nhập vào bất kỳ nhà nào thông qua các vết nứt nhỏ hay một đường nứt rộng chưa tới 1.5mm.
Thậm chí vấn đề còn tồi tệ hơn khi nhà của bạn có thể được xây trên nền của năm tổ mối dưới lòng đất với mỗi tổ lên đến hàng triệu con mối. Và một khi mối đang ở trong ngôi nhà của bạn, chúng bắt đầu ăn không ngừng suốt 24 giờ một ngày và bảy ngày một tuần…. Chỉ nghĩ thôi đã thật kinh khủng!
diệt mối tận gốc

VẬY LÀM SAO THẾ NÀO DIỆT MỐI TẠINHÀDIỆT MỐI TẬN GỐC?
Hầu hết mọi người đều nhận thức được rằng mối có thể bị tiêu diệt nhanh chóng bằng thuốc diệt mối nếu được phát hiện thật sớm. Tuy nhiên, để diệt mối tận gốc thì chưa bao giờ là vấn đề dễ dàng. Lý do là vì thật sự để giết chết mối hoàn toàn không đơn giản như bạn vẫn thường nghĩ.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp một số phương pháp diệt mối cơ bản để giúp bạn có thể diệt mối hiệu quả và biết được vài cách phòng chống mối mọt cho ngôi nhà thân yêu của mình.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá chủ quan trước kết quả thu được bằng các phương pháp diệt mối hiệu quả tại nhà. Dù có diệt mối thành công hay không, bạn cũng nhất thiết phải liên hệ với công ty diệt mối chuyên nghiệp để được khảo sát, kiểm tra kỹ lưỡng.
Đầu tiên, bạn hãy xem xét các bước diệt mối tại nhà được nêu bên dưới đây.
Đầu tiên, bạn phải xác định loại mối đang đối phó là gì. Thông thường, có hai loại mối mà những cư dân đô thị phải thường xuyên lo lắng là mối gỗ và mối đất.
1. Mối Gỗ
Mối gỗ sống theo bầy nhỏ, cư trú trong gỗ khô. Chúng không có bất kỳ kết nối nào với đất, thường được thấy ở các vùng ẩm ướt dọc theo bờ biển và chịu trách nhiệm cho hầu hết các vụ phá hoại của ngày hôm nay.
2. Mối Đất
Mối đất thường xây dựng đường ngầm trong đất. Chúng vào nhà thông qua các nền đất hoặc thông qua một tòa nhà gần đó. Chúng thường chui lên từ mặt đất và thực hiện các vụ phá hoại từ mặt đất lên.
Bạn sẽ khó tìm thấy mối đất hơn mối gỗ nên chúng cũng sẽ không bị phát hiện trong một khoảng thời gian dài.
Bước 2: Xác định phương pháp diệt mối
Sau khi xác định được loại mối đang phải đối mặt, bạn hãy tham khảo 4 phương pháp diệt mối hiệu quả tại nhà sau đây.
1. Dùng thuốc trừ sâu và sử dụng xà phòng
Thuốc trừ sâu và bọt xà phòng là cách phổ biến nhất để bạn cứu đồ dùng của mình thoát khỏi mối. Tuy nhiên, với cách diệt mối này, bạn có thể lựa chọn hình thức khí hay lỏng để sử dụng nhưng sẽ phải dọn ra khỏi ngôi nhà một khoảng thời gian.
Một sản phẩm diệt mối đã được chứng minh rằng có hiệu quả tích cực trong việc phòng chống mối mọt là Termidor SC Fipronil.
2. Lấp đất với nước
Đối với mối sinh trưởng dưới lòng đất, một ý tưởng tuyệt vời là hãy làm ngập đất. Sau khi xác định được các khu vực đã bị nhiễm mối, ta sẽ lấp đất hoàn toàn khu vực này bằng nước.
Đây là cách giúp bạn có thể loại bỏ bất kỳ vấn đề nào liên quan đến các còn mối ngoài trời. Cách diệt mối này hiệu quả vì mối không thể bơi và sẽ nhanh chóng bị chết đuối sau khi nước đã được bơm đầy tràn cả một vùng rộng lớn.
3. Thay đổi nhiệt độ
Một trong những số phương pháp diệt mối hiệu quả khác là ta hãy sử dụng nút điều chỉnh nhiệt độ nóng lạnh trong toàn bộ không gian đang bị nhiễm mối của của ngôi nhà. Bởi theo khoa học, mối không thể sống ở mức -20 độ C hoặc thấp hơn. Đồng thời, nhiệt độ nóng trên 120 độ F hoặc cao hơn trong một khoảng thời gian trên 35 phút cũng sẽ giết chết mối hoàn toàn.
Có nhiều cách để đạt được nhiệt độ này dù loại mối bạn gặp phải đang tác oai tác oái ở ngoài trời. Đối với nhiệt độ lạnh, một trong những phương pháp phổ biến là sử dụng nitơ lỏng. Đối với nhiệt độ nóng, không có phương pháp nào đơn giản hơn cách dung một ngọn lửa để đốt cháy mối. Thậm chí, để tăng nhiệt độ đủ cao trong một thời gian đủ lâu để diệt mối, bạn có thể tận dụng mặt đất trong những ngày nắng gay gắt.
4. Sử dụng Tuyến trùng
Đây được xem là một giải pháp phổ biến để làm giảm mối và giảm thiệt hại về mối. Tuyến trùng chính là một con sâu nhỏ được xem là ký sinh trùng tự nhiên để phòng trừ sâu bệnh, dịch hại và tất nhiên bao gồm cả những con mối.
Các tuyến trùng có thể tìm kiếm những con mối và xem chúng như những vật chủ và chui sâu vào. Thông thường các tuyến trùng sẽ nhắm mục tiêu vào các ấu trùng mối nên sẽ khiến dân số mối giảm theo thời gian và giúp kiềm giữ mối khiến chúng không gây thiệt hại thêm cho ngôi nhà của bạn.

Nhìn chung, những lời khuyên và thủ thuật được chúng tôi nêu ở trên đều là những phương pháp diệt mối hiệu quả nhất và đơn giản nhất mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà.
Lẽ tất nhiên, bạn phải chắc chắn rằng bạn có thể thực hiện đúng cách để thực sự làm giảm sự hiện diện của mối và tiết kiệm chi phí cho dịch vụ diệt mối tại nhà. Nếu không thực sự thực hiện đúng, bạn có thể sẽ chỉ kéo dài và làm trầm trọng thêm tình hình nhiễm mối. Từ đấy, chi phí bạn bỏ ra để gọi cho một dịch vụ diệt mối chuyên nghiệp sẽ tăng nhiều hơn so với khi bạn quyết định gọi một chuyên gia diệt mối đến ngay lập tức.

Việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để tiêu diệt bọn mối khi chúng xuất hiện là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, người ta thường nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì vậy bạn cũng nên chú ý việc phòng ngừa sự xuất hiện, sinh sôi nảy nở của mối hơn là việc chủ quan với tư tưởng “mối có xuất hiện thì ta đã có biện pháp xử lý”. Để phòng ngừa mối, bạn nên chú ý một số điểm dưới đây:
-   Phòng mối ngay trong quá trình xây dựng: kiểm tra kỹ nền móng của nhà cũ, đất cũ, nếu có mối thì phải xử lý triệt để ngay trước khi xây dựng công trình mới; thu gom hết các loại rác có chứa Xenlulôza còn lẫn trong nền đất hoặc bám dính tường, sàn công trình để hạn chế nguồn thức ăn có thể hấp dẫn mối; tạo lớp phòng mối bằng loại chế phẩm thích hợp (có thể sử dụng Metavina 10DP) trước khi đổ lớp lót để lát nền và nhét đầy chế phẩm đã trộn với cát vào các khe kẽ bên trong công trình; ngâm tẩm cislin cho toàn bộ các cầu kiện gỗ, vật liệu gỗ…
-   Thường xuyên kiểm tra, dọn dẹp giữ vệ sinh nhà cửa, phòng ốc: mối thích cắn phá các vật liệu, sản phẩm hàng hóa bằng tre, gỗ, cây cỏ, giấy, bìa cát-tông hay các lọa bánh kẹo, khoai lang, khoai tây… Vì vậy, bạn nên thường xuyên dọn dẹp và kiểm tra những khu vực có chứa các loại sản phẩm, vật liệu nêu trên để hạn chế cơ hội mối tấn công.
-   Không tạo độ ẩm cho mối: kiểm soát các vòi nước trong nhà không bị rò rỉ, nhất là từ máy lạnh, máy giặt hay các vòi nước dùng để tưới cây…
-   Không tạo nơi trú ẩn cho mối: Những cây leo, cây bông hay các thùng chứa đồ là những nơi lý tưởng để xâm nhập, làm tổ và sinh sôi. Vì vậy, bạn không nên trồng những cây leo, cây bông hay để những thùng đồ (nhất là thừng cát-tông, thùng gỗ) gần nhà.

Trên đây chỉ là một vài gợi ý để giúp bạn phòng mối. Nhưng không phải cứ áp dụng những biện pháp trên thì mối sẽ chẳng xuất hiện trong nhà hay công ty của bạn. Nên việc am hiểu các biện pháp chống mối, diệt mối cũng rất cần thiết.

Còn nếu khi thấy có mối xuất hiện mà bạn vẫn đang phân vân không biết nên lựa chọn phương pháp diệt mối nào cho hiệu quả hay vẫn đang mơ hồ trước nhiều bước diệt mối tận gốc, hãy nhanh chóng liên hệ với công ty diệt mối chuyên nghiệp của chúng tôi.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực diệt mối tại nhà và phòng chống mối cho công trình xây dựng, chúng  - Công Ty TNHH Phòng Trừ Mối và Khử Trùng, với hơn 15 năm kinh nghiệm trong nghề sẽ làm bạn hài lòng thật sự về chất lượng dịch vụ diệt mối, bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề phòng chống mối mọt sau này.

Chúc bạn sớm có được cho mình một sự lựa chọn phù hợp và bảo vệ thành công tài sản của mình trước sự phá hoại của mối nhé!


2 thg 12, 2014

Cách phát hiện mối xông

Dựa những đặc trưng cơ bản nhất và mỗi loài mối mà trong quá trình xâm nhập phá hoại các vật liệu có chứa xenlulo được biểu hiện ra bên ngoài ở bên trong.
Con người có thể phát hiện bằng mắt thường, thông qua những dụng cụ đơn giản hoặc thiết bị chuyên dùng để phát hiện tổ mối, giống mối hoặc loài mối. Các loài mối phá hoại chủ yếu là: Mối nhà Coptotermes, Mối gỗ khô Cryptotermes, Mối đất Odontotermes
Cách phát hiện tổ mối theo kinh nghiệm chuyên môn

Những nơi thường phát hiện tổ mối
Để tiến hành phát hiện tổ mối người kiểm tra cần có những dụng cụ cần thiết như:
+ Đèn pin
+ Dao nhọn
+ Tô vít
+ Kính lúp…
Đồng thời cần có một số kiến thức cơ bản về đặc tính sinh học của các loài mối cũng như những kinh nghiệm thực tiễn trong việc phát hiện ra sự phá hoại của mối ở những nơi thường thấy nhất như những bộ phân tiếp xúc với mặt đất hoặc gần mặt đất
+ Móng nhà,
+ Góc tường nhà,
+ Sàn tầng 1
+ Bậc thềm
+ Các cột nhà có môt phần chôn xuống đất,
+ Gỗ ốp tường,
+ Cầu thang
+ Bảng gỗ hoặc các ổ cắm điện, công tắc
Những nơi thường xuyên ẩm ướt như nhà tắm, nhà vệ sinh, ống nước rò rỉ, cống rãnh, hoặc khe lún công trình kiến trúc.
Những dấu vết bên ngoài đặc trưng khi phát hiện tổ mối
Trong quá trình sinh sống, mối di chuyển từ nơi này đến nơi khác để di thực. Chúng thường đào những đường hầm ngầm trong gỗ, Mối đi lại trong tường nhà gạch thì đường hầm của chúng xuyên qua chỗ rỗng xốp của tường, nơi tiếp giáp giữa lớp gạch và lớp trát bên ngoài, Trong trường hợp đường đi của mối có những chướng ngại vật mà chúng không có khả năng đục xuyên qua được, chúng phải bò qua nơi tiếp xúc với không khí bằng cách xây dựng những Đường mui để đi đến nơi lấy thức ăn.
Chính đặc tính này rất dễ cho việc phát hiện tổ mối bằng mắt thường, Trong quá trình đào hang lấy thức ăn trong gỗ, chúng thường lấy đất thấm với nước bọt của chúng để bịt kín, những nơi mối đào hầm thông ra ngoài không khi như lỗ vũ hóa của các loài cánh cứng, các loài ong, những nơi có khuyết tật của gỗ như mắt chết, vết nứt nẻ của gỗ hoặc của kẽ mộng, cột, kèo và những chỗ giáp nối giữa gỗ với gỗ, giữa gỗ với tường gạch, những đường ống mối này và các vết nứt mà mối cần bịt kín trên đường đi đều do mối thợ đảm nhiệm, có mối lính đi thăm dò, bảo vệ.
Lưu ý: Đối với những đường mui mới có mối sống đi lại bên trong, thường là ẩm và liên tục không bị nứt nẻ, bong, còn đường mui cũ không có mối đi lại bên trong thường khô nứt nẻ, có khi bị bong ra rơi từng đoạn.
Vết tích tổ mối khi phát hiện biểu hiện ngầm bên trong.
Khi kiểm tra bên tường và những cấu kiện bằng gỗ khác mà mắt thường không thấy đường mui và các vết đất bịt kín, các vết nứt nẻ trên gỗ và các kẽ mộng mà mối tạo nên…. Muốn phát hiện tổ mối cách tốt nhất là dùng búa gõ vào bộ phận bằng gỗ tạo ra những âm thanh khác nhau: nếu âm thanh Bục bục như gõ mõ là biểu hiện bên trong bị rỗng, trường hợp này cần kiểm tra xem xét kỹ hơn để phát hiện được mối, cần chú ý phân biệt với cây gỗ cũng kêu như tiếng mõ đối với cây gỗ rỗng ruột từ trước không có mối hoạt động bên trong, Dùng dao nhọn, tuốcnơvit xăm, chọc vào gỗ cũng có thể phát hiện tổ mối bên trong gỗ
Cần kiểm tra tất cả các tầng và mái nhà lợp ngói, vì có nhiều trường hợp tầng 1, 2 không phát hiện tổ mối nhưng tầng 7, 8 lại có tổ mối xuất hiện.
Phát hiện tổ mối bằng rada
Việc phát minh ra các thiết bị tìm và phát hiện tổ mối sử dụng cho các công trình kiến trúc có địa hình phức tạp
Thiết bị radar đất phát hiện ra tổ mối ra đời là một bước ngoặt nhằm phát hiện và diệt mối nhanh, chính xác để tránh hiểm họa đối với nhà cửa, đê điều…
Loại radar này hoạt động theo cơ chế phát sóng điện từ xuống lòng đất, xác định độ không đồng nhất trong đê, nơi có tổ mối, từ đó định vị tính chất, vị trí, kích thước tổ mối và các hiểm họa khác ẩn dưới thân đê, nền móng nhà.... Sau đó, người ta sẽ khoan phụt các hóa chất diệt mối, lấp bịt các lỗ rỗng.
Phát hiện tổ mối sớm sẽ tránh được những nguy hại cho nhà cửa, văn phòng và việc diệt mối sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Cách phát hiện mối bằng trực quan:
+ Chỗ nào có mùi hôi, đất lún xuống, có hốc sâu hoặc đất đùn lên

+ Đặc tính của loài mối là tấn công từ bên trong ra bên ngoài vì vậy khi phát hiện tổ mối và các dấu hiệu của mối tấn công, thì hầu như các tài sản đó đã đều bị phá hoại. Cần tiến hành ngay biện pháp diệt  tận gốc tổ mối đang phá hoại công trình

16 thg 11, 2014

Tìm hiểu về loài mối

Mối, tên khoa học Isoptera, là một nhóm côn trùng, có họ hàng gần với gián. Mối là nhóm côn trùng có "tính xã hội" cao. Chúng lập thành vương quốc sớm nhất.

Đôi khi người ta gọi mối là "kiến trắng" nhưng thực tế chúng chẳng có họ hàng gì với kiến (thậm chí chúng còn tấn công nhau), chúng chỉ có mối quan hệ: đều là côn trùng. Mối được phân loại như là bộ Cánh đều (danh pháp khoa học: Isoptera), tuy nhiên, dựa trên chứng cứ ADN, người ta thấy có sự ủng hộ cho một giả thuyết gần 120 năm trước, nguyên thủy dựa trên hình thái học, rằng mối có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với các loài gián ăn gỗ (chi Cryptocercus). Gần đây, điều này đã dẫn tới việc một số tác giả đề xuất rằng mối nên được phân loại lại như là một họ duy nhất, gọi là Termitidae, trong phạm vi bộ Blattodea, một bộ chứa các loài gián. Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu ủng hộ biện pháp ít quyết liệt hơn và coi mối vẫn là nhóm có tên gọi khoa học Isoptera, nhưng chỉ là một nhóm dưới bộ trong gián thực thụ, nhằm bảo vệ phân loại nội bộ của các loài mối. ..

tìm hiểu về loài mối

Hoạt động

Mối là côn trùng hoạt động ẩn náu, theo đàn. Trên thế giới có hơn 2700 loài mối, thường thấy nhất là mối nhà, mối đất cánh đen.

Sinh sản

Vào đầu tháng 5, tháng 6 hằng năm, mối cánh dài từ trong tổ bay ra, bay không lâu thì rụng cánh và bò, mối đực tìm mối cái giao phối, gặp hoàn cảnh thích hợp thì chui vào tổ sinh nở. Mối đực là mối chúa, chuyên giao phối, mối cái là mối hậu, chuyên đẻ trứng; chúng là cơ sở sinh sôi đàn mối cho tổ mới. Sau khi làm tổ 10 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, một tháng sau ấu trùng ra đời, sau hai tháng, qua mấy lần lột xác lớn lên thành mối thợ và mối lính.

Tổ chức xã hội

Mối chúa (Mối hậu)

 Đầu nhỏ, bụng to (có thể dài từ 12–15 cm). Bộ phận sinh dục phát triển.
Mối hậu có thể sống 10 năm; lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4-5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8000-10000 trứng.

Mối thợ

Cơ thể nhỏ, các chi phát triển.
Mối thợ chiếm số đông, tới 70-80% trong đàn mối, gánh vác mọi công việc trong vương quốc như xây tổ, làm đường, chuyển trứng, hút nước, nuôi nấng mối non...
Mối thợ dùng đồ ăn và bùn, qua gia công kỹ lưỡng cho dính vào nhau để xây tổ. Có tổ chính và tổ phụ, là nơi chủ yếu để đàn mối sinh hoạt tập thể và sinh sống. Ở châu Phi, có loài mối xây tổ trên mặt đất thành gò mối cao đến 10 m và rất chắc chắn, tựa như pháo đài, thành lũy vậy.

Mối lính

Mối lính phân hóa từ mối thợ. Mối lính không nhiều, chủ yếu canh gác và tấn công. Cặp hàm trên mối lính rất phát triển (là vũ khí lợi hại của chúng), có con còn có tuyến hàm tiết ra dịch nhũ trắng, khi đánh nhau có thể phun chất dịch làm mê đối phương.
Giác quan hai bên miệng của mối lính rất đặc biệt, mất khả năng lấy mồi, khi cần thì mối thợ phải cho mối lính ăn.

Sinh trưởng

Mối thích ăn chất cellulose, của gỗ. Mối thợ có giác quan hai bên miệng kiểu nhai đặc biệt, vòm họng rất chắc. Chất cellulose của gỗ khó tiêu hoá nhưng đường ruột mối có một loài siêu trùng roi tiết ra dung môi có thể phân giải cellulose thành đường cung cấp cho mối.
Mối - côn trùng có hại
Mối là côn trùng có hại đối với các công trình xây dựng, thậm chí nhiều vật dụng quan trọng của con người. Sức ăn của đàn mối có thể phá hoại nhà cửa, đê diều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống..., thậm chí tiêu hủy nhiều tài liệu thư viện quý giá...
Do cuộc sống bầy đàn với số lượng thành viên cực lớn, để chống lại tác hại của mối, không thể chỉ nhắm vào từng cá nhân đơn lẻ. Bên cạnh việc xử lý để chống lại sự xâm nhập phá hoại của đàn mối, người ta còn tìm nhiều biện pháp để tiêu diệt cả hệ thống tổ mối, với mục đích quan trọng nhất là phải diệt được mối Chúa.
Loài mối "gỗ khô" có thể phát hiện tổ một cách đơn giản, thông qua đặc điểm sinh sống đục gỗ thành các khe dích dắc, vừa khai thác thức ăn vừa làm nơi cư trú. Do tổ mối loài này hình thành từ bằng những hạt phân đùn ra ngoài như hạt cát nên chúng còn gọi là mối "đống cát". Diệt loại này chỉ cần dùng thuốc đặc trị mối tiêm trực tiếp vào tổ.
Các loài mối khác trong công trình trong đó có loài mối nhà (copt-formosanus), tổ phần lớn nằm dưới nền nhà hoặc trong ruột panen, tổ phụ có thể xuất hiện ở góc tường, trên trần nhà v.v… Để tìm được tổ các loài trên, người ta thường dùng các dụng cụ phức tạp như máy dò đồng vị phóng xạ, siêu âm, hoặc đo điện trở v.v... Để tiêu diệt tổ mối dạng này, người ta thường dùng phương pháp hóa sinh, phun thuốc vào mối thợ nhằm lây nhiễm độc hoặc các vi sinh có hại cho mối để tiêu diệt tổ mối và muối Chúa.